Trong 5 năm qua, nhờ sự quan tâm của UBND các huyện trong địa bàn đã xây dựng và nhân rộng hiệu quả hàng trăm mô hình trên địa bàn toàn huyện. Hiện tại, tất cả các bể đang vận hành tốt, khuyến cáo người nông dân sử dụng hầm biogas composite như là một giải pháp tối ưu trong việc xử lý chất thải chăn nuôi hiện nay.
Tuy nhiên, bà con nông dân cũng cần phải cẩn thận với bể biogas composite giá rẻ, cần phải tỉnh táo và cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn cho mình một địa chỉ đáng tin cậy để đặt niềm tin. Là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất bể biogas chất lượng cao. Sản phẩm hầm biogas composite giúp tăng lượng khí gas lên tới 30% so với hầm biogas composite thông thường. Độ bền lên tới 50 -70 năm đang là sản phẩm được được nhiều hộ gia đình lắp đặt và sử dụng.
Cách vận hành Bể Biogas composite:
1. Đào hố hình trụ tròn, đáy lượn lòng chảo:
Hầm bể kích thước ĐK 2,4m (Rộng: 2.8m; Sâu: 2,7m)
Hầm bể kích thước ĐK 2,25m (Rộng: 2,6m; Sâu: 2,5m)
Hầm bể kích thước ĐK 1,9m (Rộng: 2,3m; Sâu: 2,3m)
2. Bơm nước: Sau khi lắp đặt đo áp để thử độ kín tuyệt đối của hầm bể Composite. Bơm nước vào bể từ 10 – 15cm. Tính từ vành đai lên.
3. Cách nạp phân: Mở khoá tổng cho phân vào bể đủ để nạp tối thiểu từ 700 -> 1.000kg phân tươi (nếu có phân đã ủ trước thì rất tốt). Cần phải cho lượng phân nhiều như vậy để làm phân giống. Sau khi có gas rồi ta chỉ cần bổ sung dần khoảng từ 5 – 10 kg phân lợn hàng ngày là đủ. Toàn bộ phân trên khi đổ vào không được cho rơm, rác, chấu, xà phòng, hoá chất tẩy rửa… làm gây tắc đường đẩy phân bã của bể và làm giảm hoạt động của các vi sinh vật tạo khí CH4. Sau đó khoá tổng lại.
Chú ý : Trong thời gian chờ có gas ta cần phải xả khoá tổng cho hơi nước trong bể thoát ra.
Cách xả: Sau khi nạp phân vì trong hầm còn lẫn các hỗn hợp khí như: (O2 ,Co2, N..) Như vậy phải xả trong vòng 3 ngày liên tục, khi xả mở khoá ra để cho khí thoát ra hết rồi đóng lại. Trong qúa trình xả có mùi hôi cần cho ống lên cao để khỏi bị ảnh hưởng đến con người.
4. Hiện tượng có gas: Lấy lửa châm vào bếp nếu thấy lửa cháy đều và không bị tắt là được. Trường hợp lửa cháy bập bùng, bị ngắt quãng cần phải xả tiếp khí trong hầm.
5. Nạp phân bổ sung: Nguyên liệu nạp bổ sung cần phải xử lý pha loãng hoà trộn với nước theo tỷ lệ 6 nước 4 phân. Không nên quá nhiều nước ảnh hưởng đến quá trình lên men kỵ khí.
6. Bảo quản: Khi sử dụng xong nên đóng khoá tổng lại để nhanh quá trình lên khí. Đặc biệt khi thấy đồng hồ báo lượng khí trong hầm còn 2kg nên đóng khoá tổng lại.
Vào mùa đông nhiệt độ thấp, quá trình lên men chậm hơn mùa hè. Nên lấy 10 – 30 lít nước ấm nhiệt độ 37 – 40oc đổ vào cửa nạp phân. Như vậy sẽ cải thiện được lượng khí gas vào mùa đông.
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng bể biogas composite:
1. Ưu điểm vật liệu composite
Độ bền cơ học cao, trọng lượng riêng bé.
Chịu được môi trường ẩm mặn, bức xạ mặt trời.
Không bị tác động của các sinh vật biển như: Hàu, Hà, các loại vi sinh vật.
Có khả năng kết hợp với các loại vật liệu khác như: Gỗ, Kim loại,… để vừa tăng sức bền vừa giảm giá thành.
Dễ tạo dáng, độ bóng bề mặt cao, kín nước tuyệt đối.
Dễ thi công, dễ sữa chửa, thiết bị thi công đơn giản.
Tuổi thọ cao: Trên 20 năm.
Chi phí bảo dưỡng thấp.
2. Nhược điểm vật liệu composite
Giá thành còn cao.
Độ bền va đập kém.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.