Với công cuộc “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” hiện nay, hệ thống xử lý nước thải y tế là hệ thống xử lý nước thải từ các cơ sở y tế giúp loại bỏ các chất độc hại như: dư lượng dược phẩm, chất độc hóa học, mầm bệnh và đồng vị phóng xạ. Nước thải này thường xuất hiện ở các khu nhà vệ sinh, khu xét nghiệm, khám chữa bệnh tại bệnh viện, phòng khám, trạm y tế… Sau khi xử lý nước thải đảm bảo theo tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT.
CƠ CHẾ XỬ LÝ NƯỚC NƯỚC THẢI Y TẾ MBBR
Công nghệ xử lý nước thải y tế MBBR
Công nghệ xử lý nước thải MBBR (Moving bed bioreactor): Là công nghệ bùn hoạt tính áp dụng kĩ thuật vi sinh dính bám trên lớp vật liệu mang di chuyển. Các vi khuẩn và vi sinh vật khác phát triển và hình thành một lớp màng sinh học (biofilm) trên các bề mặt của vật liệu mang. Công nghệ xử lý MBBR mang lại hiệu quả xử lý Nitơ cao hơn các công nghệ truyền thống. Vì thế công nghệ MBBR thường được áp dụng để xử lý các loại nước thải thuộc lĩnh vực như: bệnh viện, sinh hoạt, y tế, khách sạn, nhà hàng,…
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải y tế MBBR
- Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao. Vì vậy tải trọng hữu cơ của bể MBBR Tải trọng cao.
- Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.Thông thường 2000-10000g BOD/m³ngày, 2000-15000g COD/m³ngày.
- Tiết kiệm diện tích: giảm 30-40% thể tích bể so với công nghệ bùn hoạt tính lơ lửng.
- Có thể kết hợp với nhiều công nghệ xử lý khác.
- Dễ kiểm soát hệ thống: có thể bổ sung giá thể Biofilm tương ứng với tải trọng ô nhiễm và lưu lượng nước thải.
Nhược điểm của công nghệ MBBR
- Công nghệ MBBR cần phải có các công trình lắng, lọc phía sau MBBR
- Chất lượng bám dính của vi sinh vật phụ thuộc vào chất lượng của giá thể MBBR
- Giá thể vi sinh MBBR rất dễ vỡ sau một thời gian sử dụng.
Trong công nghệ xử lý nước thải MBBR, các vi sinh vật trong màng sinh học còn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, pH, tốc độ dòng chảy.
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và bám dính của vi sinh vật. Theo một vài nghiên cứu người ta thấy rằng ở nhiệt độ thấp sẽ làm tăng khả năng bám dính của vi khuẩn và bề mặt giá thể hơn.
- pH tối ưu cho vi khuẩn là 7.0
- Tốc độ dòng chảy cao sẽ ít gây ra trường hợp tách màng sinh học.
Ngoài ra trong công nghệ xử lý nước thải MBBR việc duy trì độ dày của màng sinh học cũng có vai trò quyết định trong việc vận hành tốt của toàn bộ hệ thống. Hậu quả của việc không duy trì độ dày là dẫn đến sự lão hóa, tách màng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.