Tại sao cần phải xử lý nước thải chăn nuôi?
Nguồn gốc, thành phần nước thải chăn nuôi
Theo QCVN 62 – MT:2016/BTNMT, nước thải chăn nuôi là nước thải xả ra từ quá trình chăn nuôi các loại động vật, bao gồm cả chăn nuôi của hộ gia đình. Thành phần chủ yếu của nước thải chăn nuôi gồm có:
- Các chất hữu cơ (BOD, COD);
- Cặn lơ lửng;
- Các vi sinh vật như virus, vi khuẩn, một phần vi khuẩn không hại;
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng (N, P).
Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng công nghệ SBR
Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải SBR
SBR (Sequencing Batch Reactor): bể phản ứng theo mẻ là dạng công trình xử lý nước thải dựa trên phương pháp bùn hoạt tính. Nhưng 2 giai đoạn sục khí và lắng diễn ra gián đoạn trong cùng một kết cấu. SBR là công nghệ dùng để xử lý nước thải chứa chất hữu cơ và nitơ cao. Do đó, đây là công nghệ phù hợp để ứng dụng vào hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi heo, bò,… Hệ thống hoạt động liên tục bao gồm quá trình bơm nước thải – phản ứng – lắng – hút nước thải ra.
Sơ đồ công nghệ và thuyết minh
Cụ thể:
Nước thải chăn nuôi từ bể tự hoại được tập trung về bể thu gom và bơm lên bể chứa nước thải. Tại bể chứa nước thải có bố trí bơm chìm để bơm nước thải lên bể xử lý.
Giai đoạn làm đầy nước thải:
Nước thải được bơm liên tục từ bể thu gom vào bể chứa. Trong giai đoạn này sẽ xảy ra quá trình xử lý thiếu khí. Trong bể, nước thải được khuấy trộn thường xuyên để tăng cường hoạt động của vi sinh vật tạo bông và hoạt tính của bông bùn, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật hình sợi gây vón bùn và nổi bọt. Quá trình loại bỏ C, khử nitrat và loại bỏ P trong nước thải diễn ra trong ngăn này.
Giai đoạn phản ứng:
Bể được sục khí liên tục. Quá trình oxy hóa xảy ra như ở bể aerotank thông thường. Bể này chứa các vi sinh vật hiếu khí có khả năng phân hủy chất hữu cơ. Các vi sinh vật này sử dụng các chất bẩn trong nước thải làm thức ăn và tạo sinh khối. Từ đó làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải.
Giai đoạn lắng:
Bể làm việc như bể lắng thứ cấp nhưng ở trạng thái tĩnh. Do đó xảy ra điều kiện thiếu khí và có khả năng khử được nitơ có trong nước thải bằng quá trình khử nitrat. Kết quả của quá trình này là tạo ra 2 lớp trong bể. Lớp nước tách ở trên và phần cặn lắng chính là lớp bùn ở dưới.
Giai đoạn chắt nước:
Phần nước trong sau lắng được đưa ra ngoài nhờ thiết bị chắt nước. Thiết bị này sẽ tự động dừng chắt nước tại mực nước an toàn, không kéo theo bùn lắng ra ngoài.
Giai đoạn xả bùn:
Được thực hiện trong giai đoạn lắng nếu như lượng bùn trong bể quá cao, hoặc diễn ra cùng lúc với quá trình chắt nước. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong việc giúp bể hoạt động liên tục.
Khử trùng:
Hóa chất khử trùng được châm trực tiếp vào đường ống trước khi nước thải được xả ra môi trường, đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt chỉ tiêu về vi sinh vật.
Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT và được xả ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm của công nghệ SBR trong xử lý nước thải chăn nuôi
Việc áp dụng công nghệ SBR vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo, bò,… của WeMe mang lại nhiều ưu điểm như sau:
- Tiết kiệm diện tích cho trang trại do không cần xây dựng bể lắng 1, lắng 2, điều hòa, aerotank.
- Giảm được chi phí do giảm thiểu nhiều loại công trình, thiết bị so với công nghệ truyền thống. Do đó, các trang trại có quy mô nhỏ vẫn có thể lắp đặt mà không cần lo ngại về vấn đề chi phí.
- Chế độ hoạt động có thể thay đổi theo nước đầu vào nên rất linh động.
Reviews
There are no reviews yet.